Tiếp tục của phần 1
Để các gói dữ liệu giữa 2 máy
tính của Tí và Tèo có thể gởi đúng và đủ cho nhau thì lúc này trong mạng phải
có một thiết bị nào đó đứng ra làm được các cộng việc sau đây:
-Phải biết được đường đi đến máy
cần truyền và khi có nhiều đường đi thì đi đường nào sẽ tối ưu hơn
VD: Từ Cần Thơ đi Sài Gòn sẽ đi
đường nào là tối ưu, có thể đi qua Vĩnh Long - Tiền Giang - Long An - Sài Gòn
hay đi Cần Thơ - An Giang - Đồng Tháp - ... - Sài Gòn, hay là đi Cà Mau - Sóc
Trăng -...-Sài Gòn.
- Phải thông báo cho thiết bị cần
nhận là tôi bắt đầu sẽ truyền dữ liệu cho anh đó nha chứ không phải như thực tế
của mình muốn đi đến nhà ai thì có thể đi đột xuất mà không thông báo trước
- Để đi đến máy nhận thì đi bằng
phương tiện gì? đi bằng dây hay môi trường không dây, cái này giống như thực tế
của mình là đi bằng xuồng ghe máy đuôi tôm hay đi bằng ngựa ô, ô tô,...
- Khi gói dữ liệu gởi đến máy bên
kia thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra xem gói dữ liệu đó có đủ dung
lượng hay không? tức là gởi bên đây 3 MB đến bên kia phải là 3 MB chứ không thể
giống như thực tế gởi 3kg gạo qua bên kia còn lại 2,9kg.
- Trong quá trình vận chuyển nếu
có gói dữ liệu nào đó bị lỗi thì có cần phải truyền lại hay không? VD như từ Việt
Nam đến Mỹ có khi nào bị rớt lại tại Biển Đông hay không và nếu có rớt thì làm
sao biết là nó rớt mà truyền lại
....Và còn nhiều công việc khác nữa!
Vậy các bạn thấy đấy có rất nhiều
công đoạn như thế cho nên không thể có 1 tổ chức hay cá nhân nào đó đứng ra lo
hết mọi việc được nên người ta mới chia ra làm nhiều lớp nhỏ hơn để mỗi lớp đảm
đương một nhiệm vụ nào đó.
Đó cũng chính là ý nghĩa của việc
phân lớp!
Vậy các lớp đó là gì công dụng nó ra sao ta sẽ xem thêm ở phần 3 Xem phần 3
0 comments:
Post a Comment