Tiếp tục của phần 2
Trong phần 3 này ta sẽ bắt đầu đi
tìm hiểu công dụng của từng lớp. Mô hình OSI là một mô hình phân lớp và có tất
cả là 7 lớp như sau
Đôi khi để cho dễ nhớ ta thường lấy
các kí tự đầu ghép lại thành câu nói là: Anh Phải Sống Tới Ngày Động Phòng (rất
dễ nhớ đúng không?)
Ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ lớp 1
đi đến lớp 7
- Physical:
+
Đây là lớp vật lý chịu trách nhiệm lo về việc đường truyền vd như PC1 truyền đến
PC2 thì truyền bằng môi trường dây hay không dây
+
Quy định các chuẩn về điện và chuẩn kết nối, vd ta thường nghe nói thiết bị này
có thể phát sóng được 50m, hoạt động ở mức điện thế là 5V, khi kết nối 2 máy
tính với nhau thì dùng cáp gì, 2 Switch với nhau thì dùng cáp gì,...
+
Truyền dữ liệu với dạng bit: cho dù là 1 file ảnh hay 1 file nhạc thì đều được
chuyển qua các bit nhị phân 0 và 1 để truyền đi
+
Đơn vị dữ liệu của nó là bit
+
Các thiết bị hoạt động tại lớp này là: Hub, NIC, dây cáp mạng,...
- Datalink:
+
Đây là lớp liên kết dữ liệu chịu trách nhiệm làm thế nào để đưa được dữ liệu từ
máy người dùng đi vào môi trường truyền để bắt đầu truyền đi
+
Tùy theo truyền bằng môi trường gì, có dây hay không dây(do lớp Physical đưa
lên) mà có cách đóng gói tương ứng để phù hợp với môi trường truyền đó
+
Chia ra làm 2 lớp con là MAC(Media Access Control) và LLC(Logic Link Control)
+
Truyền dữ liệu dưới dạng các Frame chính vì vậy mà đơn vị dữ liệu của nó là Frame
+
Thiết bị hoạt động ở lớp này là: Switch
- Network:
+
Đây là lớp mạng chịu trách nhiệm tìm ra đường đi đến đích và khi có nhiều đường
đi thì lựa đường tối ưu mà đi
VD: Ở Việt Nam muốn đi sang Mỹ
thì đi đường nào, có phải qua Lào, Trung Quốc hay Thái Lan gì không? Nếu có nhiều
đường thì lựa đường tốt nhất mà đi
+
Đơn vị dữ liệu của nó là Packet
- Transport:
+
Đây là lớp vận chuyển chịu trách nhiệm đảm bảo truyền tin cậy từ host tới host,
tức là máy A truyền cho máy B thì máy B phải nhận được và khi máy B nhận được
thì biết được đó là dữ liệu của máy A truyền
+
Thực hiện chức năng điều khiển lưu lượng tức là cùng một thời điểm có quá nhiều
dữ liệu cùng truyền đến cho máy A chẳng han thì lớp này sẽ thực hiện chức năng
điều tiết lại lưu lượng để đảm bảo không bị nghẽn.
Vd thực tế chính là các anh cảnh sát giao thông điều khiển lưu lượng xe khi trên đường có kẹt xe.
Vd thực tế chính là các anh cảnh sát giao thông điều khiển lưu lượng xe khi trên đường có kẹt xe.
+
Có chức năng sửa lỗi được khi truyền dữ liệu bị lỗi, tức là máy A gởi 1 file
3MB đến máy B mà máy B chỉ nhận được 2,9MB, lúc này nó sẽ gởi nốt 0,1 MB còn lại.
Thật ra ở lớp Datalink nó đã có khả năng phát hiện lỗi thông qua các Frame rồi
nhưng nó lại không có chức năng sửa lỗi được mà phải nhờ lớp Transport này
+
Giao thức TCP và UDP hoạt động tại lớp này
Để xem tiếp 3 lớp còn lại mời các
bạn xem tiếp phần 4 Xem phần 4
0 comments:
Post a Comment