Hôm nay tôi xin giới thiệu với
các bạn về mô hình OSI
Khi bước chân vào học lĩnh vực mạng
cho dù bạn học trên nền tảng là Windows, Linux hay Cisco,... thì các bài học đầu
tiên người ta cũng sẽ dạy bạn những kiến thức về mô hình OSI. Vậy mô hình này
là gì và nó có công dụng gì mà tại sao ta lại phải học nó?
Mô hình OSI(Open Systems Interconnection): tạm dịch là mô hình kết nối các hệ thống mở hay người ta còn
gọi nó là mô hình tham chiếu. Tại sao lại gọi nó là mô hình tham chiếu? Vì
trong thực tế người ta sử dụng mô hình khác(phổ biến là mô hình TCP/IP) nhưng
khi so sánh hay đối chiếu gì đó thì lại dựa vào mô hình OSI, vd như: Hub hoạt động
ở lớp mấy, Router hoạt động ở lớp nào, giao thức TCP nằm ở lớp nào,... để biết
được đều dựa vào mô hình OSI để tham chiếu.
Mô hình OSI là một mô hình phân lớp,
tức là người ta chia nó ra làm nhiều lớp con và mỗi lớp của nó sẽ thực hiện một
nhiệm vụ nào đó?
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu từng lớp của nó ta hãy đi xem xét
tại sao người ta lại chia ra từng lớp như vậy?
Giả sử bạn Tí đang ngồi ở Việt
Nam chat với Tèo bên Mỹ, khi bạn Tí gõ vào chữ "hello Tèo" lập tức
câu này sẽ hiện bên máy của Tèo, hay Tèo gởi ngược lại cho Tí một bức ảnh nào
đó thì Tí cũng nhận được bức ảnh đó.
Vậy vấn đề đặt ra trong mạng là
các gói dữ liệu giữa các máy tính Tí và Tèo khi trao đổi với nhau làm sao có thể
đến được với nhau mà không đến một máy tính khác và khi nhận được thì có nhận
đúng và đủ hay không?
VD: một file nhạc MP3 có dung lượng
3MB có khi nào chỉ nhận được 2,9MB không?
Để trả lời các vấn đề này mời các
bạn xem phần 2 Xem phần 2
0 comments:
Post a Comment